Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HOC VỀ CÂY CHÙM NGÂY



Chùm Ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo thuộc “Thế giới thứ ba” nên đã được nghiên cứu khá nhiều về các hoạt tính dược dụng, giá trị dinh dưỡng và công nghiệp. Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Phi Châu..

Tính cách đa dụng của Moringa oleifera:

Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của Moringa oleifera được thực hiện tại ĐH Nông Nghiệp Falsalabad, Pakistan :
Moringa oleifera Lam (Moringaceae) là một cây có giá trị kinh tế cao, cây phân bố tại nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây vừa là một nguồn dược liệu và là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…

Hoạt tính kháng nấm gây bệnh:

Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc (Taiwan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá Chùm Ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology Số 98-2007).

Tác dụng của quả Chùm Ngây trên cholesterol và lipid trong máu:

Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quả Chùm Ngây, thử trên thỏ, ghi nhận : Thỏ cho ăn Chùm Ngây (200mg/kg mỗi ngày) hay uống lovastatin (6mg/kg/ ngày) trộn trong một hổn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholestero cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy Chùm Ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, VLDL, LDL hạ tỷ số cholesterol/ phospholipid trong máu..so với thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng Chùm Ngây hay Lovastatin : mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL lại gia tăng. Riêng Chùm Ngây còn có thêm tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86-2003).

Các hoạt tính chống co-giật, chống sưng và gây lợi tiểu :

Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm Ngây đã được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại Guatamala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột đã cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50= 65.6 mg/ml môi trường ; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ Rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36-1992).

Các chất gây đột biến genes từ hạt Chùm ngây rang chín :

Một số các hợp chất các chất gây đột biến genes đã được tìm thấy trong hạt Chùm Ngây rang chín : Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitri le và 4 - hydroxyphenyl-acetamide. (Mutation Research Số 224-1989).

Khả năng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây :

Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ Rễ Chùm Ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng, cho uống nước chiết, có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung.
Khi cho chuột uống nước chiết này chung với estradiol dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự gia tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm deciduoma liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50 % số chuột thử . Tác dụng ngừa thai của Rễ Chùm Ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology Số 22-1988).

• Hoạt tính kháng sinh của Hạt Chùm Ngây :

4 (alpha-L-Rhamnosyloxy)benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt Chùm Ngây ( trong hạt Chùm Ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 micromol/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 micromol/l (Planta Medica Số 42-1981).

Hoạt tính của Rễ Chùm ngây trên Sạn thận loại Oxalate :

Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột bị gây sạn thận, oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận .

Dùng hạt Chùm ngây để lọc nước :

Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.Kết quả thử nghiệm lọc nước : Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml(-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml(-1). Dùng hạt Chùm Ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo..và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3-2005).

Sưu tầm

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM CHỐNG LÃO HÓA




Thay vì sử dụng kem chống lão hóa để duy trì nét thanh xuân, chúng ta có thể vừa duy trì nét tươi trẻ trong khi vẫn bảo đảm sức khỏe cường tráng bằng phương pháp tự nhiên. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên được ưu tiên trong chế độ ăn uống, theo Times of India.






Quả bơ rất giàu vitamin E và giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da và tái tạo các tế bào da.


Đậu tây


Đậu tây giàu sợi và kali giúp giảm hàm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, protein trong đậu tây cũng có lợi cho sức khỏe.


Chocolate đen


Chocolate đen chứa ít nhất 70% cocoa nên protein và vitamin B trong cocoa đặc biệt giúp tan mỡ và cải thiện làn da cũng như mái tóc.


Bông cải xanh



Bông cải xanh giàu sợi và vitamin C dù không kiểm soát trọng lượng nhưng giúp chống lại các bệnh tim mạch.


Quả việt quất


Quả việt quất giàu vitamin C giúp lưu thông máu dễ dàng. Ngoài ra, quả này còn chứa nhiều chất khoáng giúp kiểm soát tiến trình chống lão hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng kali cao trong quả việt quất còn giúp chống các chứng sưng phù.


Chùm ngây (moringa)



Loại siêu thực phẩm moringa (từ cây moringa) có chứa vài ngàn lần loại dưỡng chất zeatin chống lão hóa mạnh mẽ so với bất kỳ loại cây nào khác.


Sự phong phú các tổ hợp dưỡng chất, amino axit, các chất chống oxi hóa, cũng như các đặc tính chống viêm và kháng sinh có trong lá cây moringa có thể ghi đầy cả một quyển sách. Nhưng có lẽ khám phá đáng giá nhất về lá cây moringa là ở chỗ chúng rất giàu zeatin.


Zeatin là một loại trong số họ các hóc-môn thực vật gọi là cytokinin. Các cytokinin thúc đẩy sự phân chia và tăng trưởng tế bào, và trì hoãn sự lão hóa của tế bào. Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Rejuvenation Research cho thấy tác dụng duy trì tuổi thanh xuân không thể chối cãi của zeatin trên sự lão hóa của da người.


Zeatin gần đây trở nên được chú ý ngày càng tăng bởi các đặc tính chống lão hóa mạnh mẽ của nó. Nó bảo vệ tế bào chống lại sự tàn phá của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi tác động của áp lực (stress), giúp cho cơ thể thay thế các tế bào chết nhanh chóng hơn, và củng cố các tế bào sống... do đó làm chậm lại quá trình lão hóa.


Không loại thực vật nào có nhiều zeatin như có ở cây moringa. Thực tế, moringa có nhiều hơn vài ngàn lần lượng zeatin có trong bất kỳ loại thực vật được biết đến nào khác.


Cơ thể con người có xấp xỉ 19 triệu tế bào da vào một thời điểm. Tuy nhiên, mỗi phút có khoảng 30000 tới 40000 tế bào da chết đi. Các tế bào da mới sẽ trồi lên các lớp da bên ngoài khi các tế bào da cũ bong ra và chết đi.


Với lượng zeatin chứa trong moringa, các tế bào da mới tăng trưởng nhanh hơn tốc độ chết đi của các tế bào da cũ. Điều này dẫn tới sự giảm thiểu đáng kể các vết nhăn trên mặt và trên các phần khác trên cơ thể, và cho một vẻ ngoài của da trông trẻ trung hơn.


Sưu tầm

MÓN ĂN CHỮA SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ




Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.


Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn...


Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm.


Xin giới thiệu một số món ăn - nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.





Cháo ý dĩ: Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 - 20 ngày.


Cháo thịt cóc: Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.


Cháo củ mài: Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.


Cháo ếch: Ếch 1 con (150 - 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.


Cháo chim cút: Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.


Bột chữa cam: Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng.


Gan gà hấp: Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 - 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.
Cá quả hấp: Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.


Lá chùm ngây: Lá moringa giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.


• Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, cứ ăn 20gr lá tươi moringa là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .


• Đối với các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chi cần dùng 100gr lá tươi mỗi ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày:


Lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé




Lưu ý:


Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng.


Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ...


Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

ĂN CHAY PHẢI ĐÚNG CÁCH




Việc ăn chay bằng rau, quả, củ hạt cũng đầy đủ hàm lượng chất đạm không kém thịt heo, thịt bò, cá, trứng, bơ, sữa.


Đặc biệt, ăn chay còn giúp nam giới chống gan nhiễm mỡ, béo phì và cholesterol trong máu. Những món ăn chay giàu chất đạm nếu được chế biến tốt và đạt tiêu chuẩn sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng mỗi ngày cho một người gồm:




Đậu đen, đỏ, xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng 20-30gr. Có tỷ lệ thải bỏ chất bã 2-5%.


Hạt điều, đậu cô ve, cà chua, khoai lang, cải bó xôi, bông cải xanh, bắp cải nồi, củ dền, cà tím, giá đậu xanh 15-20gr. Tỷ lệ thải bỏ dưới 0,5%.


Tàu hũ ky (chế biến từ đậu nành), tàu hũ non, nấm đông cô, nấm rơm 50gr.


Chao, nước tương chế biến từ thực vật, đậu nành 5-10gr.


Cần hiểu rằng, nguồn đạm thực vật có khuyết điểm là thiếu axit amin - nguyên tố bồi bổ, tăng lực cho cơ thể. Chẳng hạn, hạt bắp vàng, trắng thiếu axit amin lysine và triptophan, nếu ăn nhiều dễ mắc bệnh fellagra và loãng xương vì thiếu sinh tố PP. Uống nhiều sữa đậu nành hoặc ăn quá 200g tàu hũ chiên/ngày sẽ dẫn đến thiếu axit amin methionin gây phì bụng dưới, mỡ đóng ở bụng gây chán ăn, khó tiêu và chứng choáng đầu khi đứng lên ngồi xuống.





Ăn chay trường giúp kìm hãm hệ sinh học tình dục nhưng do thiếu B12 thường xuyên (vì sinh tố này chỉ có nhiều ở thịt động vật như thịt bò, gà ta, heo nạc, thịt chó) nên da thịt dễ bị xỉn màu, nhão, khi bị thương rất lâu lành, xương yếu. Do vậy để bổ sung B12 trong máu và bảo vệ xương, cần ăn trứng (quấy đều tròng đỏ và trắng) uống sữa có B12 hoặc ăn hỗn hợp sữa ong chúa với mật ong để cơ thể được bão hòa. Đặc biệt người cao huyết áp, loét tá tràng nên uống mật ong với nghệ để giữ cân bằng cho sức khỏe.



So sánh lượng dinh dưỡng của lá chùm ngây với các loại thực phẩm khác




Là loại thực phẩm mới, lá tươi cây chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại thực phẩm bổ sung chất đạm rất tốt cho cơ thể, đặt biệt dành cho người ăn chay. Trong 100gr lá tươi chùm ngây có chứa đến 6,7gr protein, gấp 2 lần lượng chất đạm (protein) có trong 100gr Yaourt. Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ at-xit A-min, thông thường a-xit A-min chỉ có trong những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.

Sưu tầm

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP GIẢI ĐỘC, THANH LỌC CƠ THỂ




Một số loại thực phẩm ta ăn hằng ngày có chứa lượng nhỏ các chất độc và sẽ gây hậu quả khó lường khi lượng độc bị tích tụ theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên lựa chọn những thực phẩm dưới đây, bạn có thể loại bỏ những lo lắng và yên tâm hoàn.


1. Rong biển nâu (tảo biển nâu):


Đông y xếp tảo biển nâu vào loại tính hàn vị nhạt, thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu mỡ hạ huyết áp. Y học hiện đại cho rằng tảo biển nâu còn có tác dụng phòng ngừa bệnh máu trắng, đào thải kim loại nặng cadmium ra khỏi cơ thể.


2. Trà:


Lá trà có tác dùng bài trừ nhanh chóng các chất độc ra khỏi cơ thể. Người thường xuyên làm việc với máy tính nên uống trà để phòng chống tia bức xạ từ máy tính.


3. Đậu xanh:


Tính hàn vị cam, có tác dụng giải độc do kim thạch, thạch tín gây ra, phòng ngừa trúng các loại độc về kim loại, thuốc trừ sâu… Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại nên ăn nhiều canh đậu xanh, giá đỗ…


4. Cà rốt:



Cà rốt cung cấp cho cơ thể lượng vitamin phong phú, không những thế sau khi kết hợp với thuỷ ngân (Hg) sẽ giúp hạ thấp nồng độ iôn thuỷ ngân trong máu, tăng tốc độ bài trừ iôn thuỷ ngân trong cơ thể, từ đó giảm thiểu khả năng đầu độc cơ thể do iôn thuỷ ngân gây ra.


5. Anh đào được cho là loại quả giúp loại trừ độc tố và các chất dịch không sạch trong người. Đồng thời loại quả này cũng giúp thanh lọc độc tố trong thận, đả thông đại tiện.


6. Nho tím:



Những quả nho màu tím đậm có tác dụng giải độc, giúp tạo ra niêm dịch ruột, thanh lọc các chất cặn bã ở ruột, thận, gan, dạ dày.


7. Táo:


Ăn táo tây rất tốt cho việc bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn chặn thức ăn thối rữa trong ruột do không tiêu hoá kịp.


8. Cây chùm ngây:


Là nguồn dược thảo quí có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng loại trừ, đào thải các độc tố trong cơ thể, kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Vì những đặc tính quí giá như vậy tại Ấn Độ cây chùm ngây còn được gọi là cây Kỳ diệu hay cây độ sinh được sử dụng từ hàng nghìn năm trước.


Sản phẩm lá chùm ngây khô có thể dễ dàng để đun nấu nước uống hàng ngày. Tham khảo thêm link này http://conek911.com/product


Sưu tầm

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

THỨC ĂN HÀNG ĐẦU PHÒNG CHỐNG UNG THƯ




Ngày nay, qua hàng loạt các nghiên cứu khoa học, chúng ta đã biết được một số cách giúp cơ thể phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cái hay của những nghiên cứu này là giúp chúng ta phòng chống ung thư qua chế độ ăn uống. Từ trước đến nay, các ca tử vong vì ung thư chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng quá kém. Hãy nghe xem các bác sĩ khuyên chúng ta ăn gì để ngăn ngừa ung thư nhé!


1. Cà chua: Loại quả có rất nhiều ở Việt Nam này rất hữu ích cho sức khoẻ với chất chống ô xi hoá vitamin C và lycopene-chất chống ung thư. Những chất này giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa được một số loại ung thư, ví dụ như các bệnh ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột và ung thư bàng quang.


2. Các loại rau họ cải. Bông cải xanh, bắp cải đỏ, củ cải đỏ, hoa lơ, cải xoăn, củ cải đường, cải Bruxen... là những loại rau rất tốt cho sức khoẻ và cũng có tác dụng phòng chống ung thư. Người ta đã làm thí nghiệm với các loại rau họ cải và kết quả cho thấy, trong các loại rau này có hàm lượng lớn các chất chống ung thư, ví dụ như: sulforaphane, beta-carotene và indolcarbinol.


3. Rau bina. Có lẽ về công dụng của loại rau này chúng ta phải ý kiến của chàng thuỷ thủ Popeye. Đây là loại rau có lá rộng, màu xanh sẫm, chứa trong mình rất nhiều chất chống ô xi hoá, như glutathione, vitamin C, beta-carotene, a xít folic và carotenoids. Củ cà rốt cũng được coi là loại củ có chứa rất nhiều beta-carotene và carotenoids – những chất hoá học có tác dụng lớn trong việc hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư.


4. Đậu. Tất cả các loại đậu đều rất tốt cho cơ thể, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về tiêu hoá và ung thư vú. Đậu nành còn được biết đến như chất ức chế không để cho các tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người. Đậu nành cũng chứa isoflavones – một chất chống ung thư vú.


5. Hạt tiêu. Có thể khi nêm hạt tiêu vào thức ăn, bạn sẽ thấy cay như có lửa trong mồm nhưng chất capsaixin có trong hạt tiêu sẽ giúp cơ thể bạn đẩy ra ngoài những chất carcinogens có hại ở trong thuốc lá và một số loại thức ăn. Chính vì thế, hạt tiêu rất hữu hiệu trong việc chống lại ung thư phổi.


6. Tỏi. Loại gia vị thuộc họ hành này không chỉ có mùi thơm đặc biệt mà nó còn thực sự có ích cho cơ thể trong việc phòng chống ung thư vú. Ngoài ra, tỏi vẫn có trong các bài thuốc dân gian Việt Nam trong việc chống cảm cúm.


7. Các loại cam, quýt. Là loại hoa quả chứa trong mình rất nhiều chất chống ung thư và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể người. carotenoids- có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư.


8. Các loại quả dạng hột, như: dâu, cây việt quất, cây nam việt quất, quả mâm xôi, nho đỏ và nho tím không chỉ là những loại quả hấp dẫn về vị ngọt, mà còn tốt cho sức khoẻ con người. Những loại hoa quả này sử dụng màu sẫm của mình để tổng hợp antoxian (chất sắt) có thể trung hoà carcinogens. Hơn thế, các loại quả này còn chứa rất nhiều flavonoids-một nhóm chất có tác dụng chống ung thư.


9. Thức ăn giàu chất xơ. Các loại thức ăn giàu chất xơ, như bột mỳ, lúa gạo, ngũ cốc và táo giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tụy và ung thư dạ dày. Bạn có biết không, một quả táo cung cấp chất chống ung thư với lượng lớn a xít ellagic. A xít ellagic ngăn ngừa các tế bào ung thư phân chia, rồi ngăn cản quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư da, ung thư ruột và ung thư tiền liệt tuyến.


10. Trà xanh và trà đen. Trà xanh và trà đen vẫn được biết đến như những thần dược cho sức khoẻ con người. Trong trà có chứa chất chống ô xi hoá, như polyphenols. Cho dù bạn có uống trà lúc nóng hay nguội, thì trà cũng có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư và các bệnh về tim mạch.


11. Cây Chùm Ngây chứa nhiều hoạt chất quý: 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, hơn 18 loại acid amin, 46 loại chất chống oxi hóa khác nhau và liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm tự nhiên, ngoài ra cây chùm ngây còn chứa một lượng lớn các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, ổn định huyết áp, chống hạ đường huyết…


Sản phẩm trà chùm ngây. Tham khảo website http://conek911.com/product


Sưu tầm

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

“MÁCH” BẠN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG GIẢM CHOLESTEROL




Giảm được cholesterol có hại tức là bạn có thể ngăn chặn được sự “hỏi thăm” của bệnh tim mạch…


1. Không nên ăn trứng?




Sai. Cholesterol trong trứng (và những thực phẩm khác) “góp mặt” không nhiều trong cholesterol máu. Vậy nên chẳng có gì đáng sợ nếu ăn 4 quả trứng/tuần.




2. Ăn ít nhất 5 loại rau xanh và hoa quả mỗi ngày?




Đúng. Rau xanh vàa hoa quả chứa nhiều chất xơ và các chất chống ôxy hoá giúp chế độ ăn uống cân bằng và góp phần phòng ngừa các bệnh tim mạch (“thủ phạm” là cholesterol).




3. Phải ăn táo?




Đúng. Với hàm lượng pectin được xếp hàng đầu trong các loại hoa quả, ăn 3 trái táo/ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng cholesterol (5-10%), đồng thời ngăn chặn sự tích tụ của nó.




4. Protein trong giá đỗ giúp giảm cholesterol?




Đúng. Với hàm lượng protein chiếm tới 40% trong thành phần (gần bằng lượng protein có trong thịt và các sản phẩm sữa), nếu “nạp” vào cơ thể 25-30g protein giá đỗ mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi 10 đến 15% tỉ lệ cholesterol có hại (LDL).




5. Không nên ăn phô-mai?




Sai. Phô-mai là nguồn cung cấp can-xi dồi dào cho cơ thể. Bạn không nên tẩy chay nó khi muốn giảm cholesterol máu. Vấn đề ở đây chủ yếu là lượng phô-mai ăn trong một ngày. Nếu là phụ nữ, không nên quá 30g, còn đối với đàn ông là không quá 40g.




6. Yến mạch giảm cholesterol?




Đúng. Nhờ “sở hữu” các chất xơ tan được trong nước, tiêu thụ 60g yến mạch trong một tháng có thể hạ 10-15% tỉ lệ cholesterol.




Có thể thay thế yến mạch bằng đại mạch hoặc gạo lứt.




7. Tôi phải tránh xa tất cả các loại chất béo?




Sai. Đừng “tuyệt giao” các chất béo mà hãy lựa chọn chúng. Hạn chế mỡ có nguồn gốc động vật, thay thế bằng dầu thực vật với thành phần chất béo không bão hoà. Thay đổi khẩu vị với chút dầu ôliu (giàu axit oleic), dầu từ hạt cải (giàu omega 3). Bên cạnh nên ăn 2-3 lần các loại cá béo trong một tuần.




8. Các thực phẩm giảm cholesterol rất quan trọng?




Sai. Các thực phẩm ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh tim mạch do cholesterol gây ra chủ yếu nhờ vào hàm lượng omega 3 và omega 6. Các chất này chỉ phát huy tác dụng tối đa khi bạn tuân theo chế độ ăn nhiều ngũ cốc thô, rau xanh, hoa quả, cá và thịt gia cầm.




9. “Chống chỉ định” với hải sản?




Sai. Hải sản rất ít chất béo. Tuy nhiên, sốt mayonnaise, bơ và bột chiên xù được khuyên là không nên ăn cùng hải sản.




10. Giảm cholesterol từ cây chùm ngây


Để làm giảm mỡ máu, cholesterol, triglycerit, acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalaste: Rễ Chùm ngây tươi 100g (khô 30g) rửa sạch nấu với 1.000ml nước để sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống thay trà cả ngày.





Hiện nay, các sản phẩm từ cây chùm ngây được chế biến và bán đại trà dưới dạng trà túi lọc để có thể dễ dàng sử dụng hàng ngày và bất kỳ lúc nào. Sử dụng trà trùm ngây thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung bướu, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tham khảo các sản phẩm chùm ngây từ website http://conek911.com/product


Sưu tầm